Connect with us

Hey, bạn đang muốn tìm gì vậy?

Chúng ta

Khám phá Agile cùng chuyên gia Trần Mai Toàn

Funtap và Techlab đang trong quá trình tìm hiểu và thực hành Agile nhưng chưa nhiều người thực sự tiếp cận đến những kiến thức này. Vậy hãy cùng Oneteam tìm hiểu Agile là gì và liệu nó có xa vời, vĩ mô như những gì chúng ta tưởng tượng hay không?

Agile là một phương pháp giúp chúng ta chuyển giao giá trị sớm và liên tục, lên kế hoạch dựa theo mục tiêu, bám sát và theo dõi kế hoạch theo định kỳ. Bởi vậy, Agile không chỉ mang đến hiệu quả tốt cho công việc mà còn tạo nên nhiều sự thay đổi tích cực trong đời sống hàng ngày. 

Khi áp dụng Agile, quá trình làm việc trở nên nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch, xử lý linh hoạt các vấn đề phát sinh nhờ sự bám sát và kiểm tra liên tục. Đặc biệt những cá nhân, đội nhóm thực hành Agile sẽ có tính độc lập, thích ứng nhanh, giảm thiểu sai sót và đảm bảo kết quả tốt nhất. Agile mang đến nhiều cải tiến, sáng tạo vượt ra khỏi những cách làm lối mòn, xưa cũ. Vì thế phương pháp này càng trở nên cần thiết trong xã hội hiện đại.

Vậy chúng ta có thể bắt đầu tìm hiểu và thực hành Agile như thế nào?

Anh Trần Mai Toàn – Agile Coach chia sẻ cách tốt nhất để bắt đầu với Agile là từ chính bản thân mỗi người. Khi đó chúng ta sẽ xây dựng nên những giá trị từ bên trong như: cởi mở, cam kết, tôn trọng, dũng cảm có tính toán và tập trung vào những việc quan trọng nhất. Từ đó việc tiếp thu và thực hành Agile sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hãy cùng tìm hiểu những điều không thể không biết khi nhắc đến Agile nhé!

Tuyên ngôn Agile (Manifesto for Agile Software Development – 2001)

  • Cá nhân và sự tương tác Quan trọng hơn Quy trình và công cụ
  • Phần mềm hoạt động tốt Quan trọng hơn Tài liệu đầy đủ
  • Cộng tác với khách hàng Quan trọng hơn Đàm phán hợp đồng
  • Thích nghi với sự thay đổi Quan trọng hơn Bám sát kế hoạch

12 nguyên tắc của Agile

  1. Ưu tiên cao nhất là thỏa mãn khách hàng thông qua việc chuyển giao sớm và liên tục các phần mềm có giá trị.
  2. Chào đón việc thay đổi yêu cầu, thậm chí rất muộn trong quá trình phát triển. Các quy trình linh hoạt tận dụng sự thay đổi trong các lợi thế cạnh tranh của khách hàng.
  3. Thường xuyên chuyển giao phần mềm chạy tốt tới khách hàng, từ vài tuần đến vài tháng, ưu tiên cho các khoảng thời gian ngắn hơn.
  4. Nhà kinh doanh và nhà phát triển phải làm việc cùng nhau hàng ngày trong suốt dự án.
  5. Xây dựng các dự án xung quanh những cá nhân có động lực. Cung cấp cho họ môi trường và sự hỗ trợ cần thiết, và tin tưởng họ để hoàn thành công việc.
  6. Phương pháp hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin tới nhóm phát triển và trong nội bộ nhóm phát triển là hội thoại trực tiếp.
  7. Phần mềm chạy tốt là thước đo chính của tiến độ.
  8. Các quy trình linh hoạt thúc đẩy phát triển bền vững. Các nhà tài trợ, nhà phát triển và người dùng có thể duy trì một nhịp độ liên tục không giới hạn.
  9. Liên tục quan tâm đến các kỹ thuật và thiết kế tốt để gia tăng sự linh hoạt.
  10. Sự đơn giản – nghệ thuật tối đa hóa lượng công việc chưa xong – là căn bản – Tức là làm các công việc, sản phẩm có giá trị nhất trước tiên
  11. Các kiến trúc tốt nhất, yêu cầu tốt nhất và thiết kế tốt nhất sẽ được làm ra bởi các nhóm tự tổ chức.
  12. Nhóm phát triển sẽ thường xuyên suy nghĩ về việc làm sao để trở nên hiệu quả hơn, sau đó họ sẽ điều chỉnh và thay đổi các hành vi của mình cho phù hợp. 

Phương pháp Agile được ứng dụng phổ biến

Hai phương pháp Agile được ứng dụng nhiều và hiệu quả nhất là: Scrum, Kanban. Hai phương pháp này tạo nên khung làm việc (framework) giúp tổ chức công việc của cá nhân, nhóm, tổ chức đạt được hiệu quả cao.

Scrum là một cơ cấu tổ chức công việc tinh gọn giúp mọi người, các nhóm và tổ chức tạo ra giá trị thông qua các giải pháp thích ứng trước các vấn đề phức tạp. 

Kanban giúp trực quan hoá công việc: 

  • Biết được trạng thái từng việc qua các cột trên bảng Kanban. 
  • Bên cạnh đó có thể giới hạn công việc đang làm (Limit WIP – Limit Work In Progress): giới hạn công việc chưa hoàn thành, giúp tập trung để tránh lãng phí do chuyển task. Giới hạn công việc cũng giúp team tối ưu hoá giá trị team tạo ra và cải tiến luồng công việc. 
  • Đặc biệt phương pháp này còn giúp cải tiến: đo lường thời gian hoàn thành sản phẩm, chất lượng để có thông tin phân tích, thử nghiệm giúp cải thiện hệ thống.

Ngay từ bây giờ mỗi người đều có thể tìm hiểu và thực hành Agile trong công việc và cuộc sống của mình. Đặc biệt, anh chị em còn có thể nhận được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia tại Funtap Corp. – anh Trần Mai Toàn (Agile Coach). Việc thực hành Agile sẽ không thể có kết quả ngay nhưng khi đã thực hiện nhuần nhuyễn, liên tục thì hiệu quả sẽ khiến chúng ta bất ngờ ở mọi cấp độ cá nhân, đội nhóm và Công ty.

Hiện tại Funtap và Techlab đang đẩy mạnh thực hành Agile cho các team, bộ phận để tăng hiệu quả công việc. Anh Toàn – Agile Coach cũng sẽ có nhiều hơn các chương trình đào tạo cho các cá nhân, đội nhóm để anh chị em cùng biết, hiểu và thực hành Agile liên tục. 

Hãy cùng chờ đón những thông tin hữu ích tiếp theo về hành trình mang Agile đi sâu vào công việc cũng như đời sống của anh chị em nhà Funtap Corp. trong thời gian tới.

Bình luận ngay

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dành cho bạn