Nội dung cuốn sách “Thiên nga đen”
Cuốn sách với 4 phần hướng đến việc khám phá bản chất của những việc mà ta vẫn nghĩ chỉ là những sự kiện ngẫu nhiên, cũng như những cạm bẫy tư duy khiến chúng ta quá xem trọng tiểu tiết mà bỏ lỡ bức tranh tổng thể. Ngoài ra, cuốn sách còn bao quát nhiều chủ đề: từ hiện tượng kẻ thắng lấy hết, tác động của sự tình cờ đến vô số những bất định xảy ra trên thế giới, đặc biệt là thế giới hiện đại nơi thông tin di chuyển với tốc độ chóng mặt, cho đến những ý tưởng sai lầm về khả năng dự đoán tương lai của con người.
Tôi đã học được gì qua cuốn sách?
Các biến cố “thiên nga đen” thay đổi đáng kể thực tại của những người không biết rằng chúng sắp xảy đến.
Nassim Nicholas Taleb gọi một sự kiện là “thiên nga đen” khi nó không thể đoán trước, không phải vì sự ngẫu nhiên, mà vì tầm nhìn hạn hẹp của chúng ta về những điều có thể xảy ra.
Hậu quả là, những người có ít nhận thức nhất về “thiên nga đen”, sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ những hậu quả thảm khốc của nó.
Ví như cuộc tấn công ngày 11/9 vào tòa tháp đôi tại Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 hoặc hay sóng thần Sumatra ở Indonesia khiến 230.000 người chết vào năm 2004. Nếu biết trước những sự kiện này sẽ xảy đến, bạn sẽ không bị sốc hay ngạc nhiên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, “thiên nga đen” chỉ là nỗi bi kịch của một cá nhân.
Đừng dùng quá khứ để giải thích tương lai.
Một trong những hành vi sai lầm nhất của con người là xu hướng dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai bằng cách lấy quá khứ làm lời giải thích. Dựa trên những điều chúng ta có thể chắc chắn – những gì đã xảy ra trong cuộc sống từ quá khứ – chúng ta thêu dệt một câu chuyện có ý nghĩa và mong đợi rằng tương lai sẽ đi theo chiều hướng tương tự.
Những nạn nhân trong cuộc khủng hoảng tài chính cũng mắc sai lầm như vậy – họ tin rằng thị trường sẽ tăng mãi, vì nó vẫn tăng trưởng trong nhiều năm trước đó. Và khi thị trường đột ngột lao dốc, thì ai nấy đều ngạc nhiên tột độ.
Cố gắng đánh giá rủi ro trong thế giới thực giống như khi chơi trò chơi có thể đưa bạn đến những lựa chọn sai lầm.
Khi phải đối mặt với nhiệm vụ đánh giá rủi ro trong thế giới thực, chúng ta thường cố gắng tưởng tượng rủi ro như một trò chơi, nơi có những quy tắc và xác suất mà chúng ta có thể xác định trước, rồi dựa vào đó để thể đưa ra quyết định đúng.
Những câu trích dẫn hay trong sách
- Bộ não của chúng ta dường như không sinh ra để suy nghĩ và tự xem xét nội tâm, bởi nếu thế thì ngày nay, mọi thứ đã đễ dàng hơn cho chúng ta.
- Sự bất công luôn tồn tại, nhưng chúng ta hãy cứ gọi nó là vừa phải.
- Loài người chúng ta có vỏ não lớn nhất, tiếp đến là các giám đốc ngân hàng, cá heo và những người họ hàng của chúng ta – loài vượn.
- Tự rèn luyện để nhận ra sự khác biệt giữa những thứ giàu cảm xúc và những thứ dựa theo kinh nghiệm.
- Chúng ta đi săn là để đối phó với cái đói, chúng ta không ăn sáng để đi săn, việc đi săn nhấn mạnh vào việc tiêu hao năng lượng.
Để có thể hiểu rõ hơn về cuốn sách này, anh chị em có thể liên hệ Mr Triển – 0981787552 bộ phận Admin để mượn sách tại Book Lounge, phòng 204 nhé. Hẹn gặp lại anh chị em trong chuyên mục Mọt sách Funners số 4 vào tuần sau.