Connect with us

Hey, bạn đang muốn tìm gì vậy?

Chúng ta

Nghe “Overseas” kể chuyện dịch game

Trong tạp chí OneTeam số này, xin mời anh chị em cũng gặp gỡ và lắng nghe những câu chuyện nghề đầy thú vị từ 2 vị khách mời đặc biệt, chị Trương Thị Ngọc Trâm (Sofia) – Head of Business Development và chị Nguyễn Thị Dung (Junee) – Overseas Lead.

Không biết cơ duyên nào đã đưa chị Sofia và chị Junee đến với nghề dịch game vậy ạ?

Chị Sofia: Mình mê game từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, từng trốn học để chơi game nữa. Nên khi ra trường, thấy có cơ hội vào công ty game làm việc là mình liền nắm lấy, dù rằng chuyên ngành của mình học tương lai sẽ trở thành nhà giáo cơ.

Chị Junee: Mình thì hơi khác so với ‘anh’ So. Sau khi ra trường mình chưa làm việc trong ngành Game luôn mà có một thời gian làm việc ở các mảng khác. Sau đó mình có ý định chuyển nghề thì tình cờ bén duyên với việc dịch game và mình cũng gắn bó với ngành game từ đó đến giờ.

Chị Sofia: Vốn tưởng vào công ty game là được chơi game xả láng, mà cuối cùng đời lại không như mơ. Nhưng sinh nghề tử nghiệp, khi đã đam mê thì mọi rào cản trở nên vô nghĩa. Mình góp phần đưa những sản phẩm chất lượng đến cho khách hàng là một trải nghiệm thú vị.

Khi mới gia nhập một ngành nghề nào đó, ai cũng khó tránh được cảm giác bỡ ngỡ, với hai chị thì sao?

Chị Sofia: Lúc mới vào công ty thì mình làm cả tìm kiếm sản phẩm lẫn dịch thuật, ai khi mới bắt đầu bất kỳ công việc nào cũng đều bỡ ngỡ và mất thời gian để làm quen, đặc biệt là với một người vừa ra trường như mình. Nhưng khi đó đồng nghiệp thân thiện hỗ trợ, môi trường làm việc hòa đồng và thoải mái khiến mình nhanh chóng hòa nhập và nắm bắt được vấn đề. Đây cũng là một điểm cộng của Funtap: trẻ, năng động, tràn đầy nhiệt huyết.

Có nhiều người suy nghĩ dịch thuật là một việc đơn giản và đánh giá thấp công việc mà bọn mình phải làm. Mọi người sẽ nghĩ đơn thuần dịch thuật chỉ là chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhưng thực tế là nó còn khá là nhiều những vấn đề khác ở bên trong mà mọi người không thấy được.
Chị Junee: Nhắc đến dịch thuật, mọi người nghĩ là team chỉ dịch game nhưng thực tế là team Overseas sẽ còn làm những công việc khác, điển hình như thông dịch giữa các team của Funtap với đội ngũ phát triển game để truyền tải ý kiến của Tech, Vận hành cho đối tác và ngược lại. Để trở thành một “chiếc cầu nối đáng tin cậy” của các team, người làm Overseas cần phải khá “đa tài”: hiểu biết về công nghệ, dự án và các hoạt động vận hành game để cùng tìm cách đàm phán với đối tác.

Thực ra trước khi vào ngành Game mình công tác trong các ngành khác không liên quan gì cả. Đương nhiên khi mới tiếp xúc với ngành Game, mình cũng gặp khá nhiều khó khăn vì có nhiều thuật ngữ mới và phải học cách dịch thế nào cho phù hợp với ngôn ngữ “game”. Tuy nhiên, nhờ tìm hiểu và “chịu khó” hỏi các đồng nghiệp đã giúp mình dần quen và yêu thích công việc này.

Các chị còn nhớ gói ngôn ngữ đầu tiên của mình ở Funtap không? Công việc Overseas đã thay đổi như thế nào so với khi đó?

Chị Sofia: Gói đầu tiên mà mình dịch khi về Funtap là langpack (gói ngôn ngữ) của sản phẩm Vua Hải Tặc. Khi ấy một mình mình dịch trong 20 ngày ròng rã thức đêm. Thực sự là ngày xưa mình “lowtech” lắm nên mình không biết sử dụng các hàm hay tool như bây giờ. Các bạn bây giờ tiến bộ nhiều và có rất nhiều cải tiến để nâng cao hiệu suất và rút ngắn thời gian dịch.

Chị Junee: Dự án đầu tiên mình tham gia dịch ở Funtap là một dự án về đề tài Tam Quốc. Nhưng dự án làm mình nhớ nhất là Pocket House, team phụ trách Việt hóa trước khi sản phẩm được dịch sang tiếng Anh. Do kho tên pokemon hồi ấy cũng chưa phải quá nhiều nên việc tra cứu cũng tốn kha khá thời gian. Đây cũng là dự án mà mình tham gia với vai trò là contact point.

Việc dịch game ngày xưa thô sơ hơn bây giờ rất nhiều. Trước đây, khi bạn nhóm trưởng nhận gói langpack sẽ chia ra từng file nhỏ, gửi cho mỗi bạn 1 file khoảng mấy trăm đến một ngàn dòng. Sau khi các bạn dịch xong thì lại copy vào file gốc. Khi vào Funtap được vài tháng thì mình có tìm hiểu một số phương thức khác nhau, sau đó đã đưa ra đề xuất dịch online trên một file chung. Phương thức này khá tiện lợi, giúp tốc độ dịch nhanh hơn và được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại.

Để trở thành một “chiếc cầu nối đáng tin cậy” của các team, người làm Overseas cần phải khá “đa tài”: hiểu biết về công nghệ, dự án và các hoạt động vận hành game để cùng tìm cách đàm phán với đối tác.

Các chị có thể chia sẻ về một ngày bình thường của các thành viên team Overseas cho các độc giả của OneTeam không?

Chị Junee: Một ngày của các thành viên team Overseas bắt đầu bằng việc mở các ứng dụng tin nhắn sử dụng để kết nối với đối tác. Vì team hỗ trợ dự án của rất nhiều đối tác nên bọn mình thường phải cài đặt khá nhiều ứng dụng nhắn tin khác nhau để phù hợp với thói quen của đối tác. Đầu ngày chúng mình sẽ đi qua một lượt các group và kiểm tra email để xem có nội dung nào mới cần dịch – đảm bảo kết nối giữa các team của Funtap với đối tác phát triển.

Sau đó, các thành viên của Overseas sẽ mở file dịch để tiếp tục dịch các gói ngôn ngữ, song song với việc dịch tư liệu và dịch trong các group dự án. Trung bình thì mỗi nhân sự của team Overseas được giao phụ trách khoảng 5 dự án, mỗi dự án thông thường sẽ có 2 – 3 nhóm trao đổi với đối tác. Cùng với các nhóm nội bộ dự án thì số lượng nhóm cần “chăm sóc” mỗi ngày của một thành viên Overseas sẽ rơi vào khoảng 15 – 20 nhóm.

Theo các chị, việc dịch game có gì khác với công việc dịch thuật nói chung?

Chị Junee: Nếu so với các công việc dịch thuật nói chung thì điều khó khăn nhất mà một bạn nhân sự Overseas mới phải đương đầu là cách sử dụng ngôn từ phù hợp với phong cách game, ngoài ra, trong các gói ngôn ngữ game có một số code – người làm dịch thuật cần biết ý nghĩa một số dòng code nhất định để chủ động sắp xếp câu từ cho phù hợp.

Chị Sofia: Ngoài ra khi bạn đi dịch trực tiếp ở bên ngoài, bạn sẽ có ngữ cảnh để dựa vào đó đưa ra nội dung dịch phù hợp và dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong các gói ngôn ngữ game, một câu có thể bị phân tách thành nhiều dòng, ở các vị trí khác nhau. Chính vì vậy các bạn dịch game lần đầu sẽ rất dễ gặp phải hiện tượng “gãy câu”.

Chị Junee: Có một khó khăn nữa trong việc dịch game là kiểm soát độ dài của câu, bình thường mình sẽ nghĩ là dịch làm sao cho đủ ý là được. Tuy nhiên, người dịch game cần phải để ý độ dài câu mình dịch ra cho nó hợp lý, phù hợp với khung giao diện của sản phẩm.

Hai chị có thể chia sẻ đôi lời nhắn nhủ tới những “hậu bối” của Overseas Funtap được không?

Chị Sofia: Khi làm một nhân sự trong Overseas, việc khó khăn nhất là việc làm đầu mối liên hệ giữa các team nội bộ và đối tác. Việc này nhiều khi phải hứng chịu những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực từ cả đối tác phát triển và đội ngũ nội bộ bởi khi phát sinh vấn đề, ít nhiều vẫn xảy ra hiện tượng đổ lỗi cho nhau dẫn tới việc câu cú của 1 trong 2 team sẽ rất khó nghe với bên còn lại. Chính vì vậy, trong rất nhiều trường hợp Overseas phải tìm cách nói giảm nói tránh, mà vẫn truyền đạt đủ thông điệp. Có thể nói, việc giữ vững tâm lý, tự tìm niềm vui khá quan trọng với những người làm Overseas.

Dịch lâu có thể gây nhàm chán nhưng làm “contact” kết nối các bên thì lại khá vui. Mình nghĩ các bạn có thể lấy đó làm niềm vui, khi làm sẽ đỡ stress hơn rất là nhiều. Bản thân mình cũng từng một lúc phải dịch và contact đến 5 – 6 dự án, ngày xưa chưa được quy chuẩn, còn nhiều group hơn bây giờ. Thời ấy nhiều lúc tâm lý bị đẩy cao lên. Nhưng cũng nhờ vậy mà mình tìm ra cách xử lý tâm trạng tiêu cực, tránh việc tâm lý của mình ảnh hưởng đến công việc. Một “tip” cho các bạn mới là nếu làm quen thân với đối tác phát triển (dev) thì việc xử lý công việc dễ hơn rất là nhiều đó.

Chị Junee: Team Overseas chính là cầu nối giữa Funtap và các đối tác, cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc Việt hóa sản phẩm, hi vọng mọi người luôn đoàn kết, dấn thân, máu lửa, sáng tạo trong công việc. Mình cũng rất cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng team trong thời gian vừa qua, mong là chúng ta sẽ sát cánh cùng nhau vươn tới những mục tiêu xa hơn nữa nhé!

Xin cảm ơn hai chị đã dành thời gian phỏng vấn cùng OneTeam!

 

 

Bình luận ngay

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dành cho bạn

Chúng ta

Tháng 7 này, Chuyến Du lịch hè 2024 với chủ đề “FunPiece: The Lost Island” sẽ mang lại nhiều điều hấp dẫn, thú vị!

Chúng ta

CBNV Funtap Corp. vừa hoàn thành chương trình Khám sức khỏe 2024.

Chúng ta

Sau khi hoàn thành việc lấy mẫu xét nghiệm máu, nước tiểu, CBNV Funtap Corp. sẽ tiếp tục tham gia khám tổng quát và...

Chúng ta

Vòng 2 Funcup 2024 đã khép lại với nhiều diễn biến hấp dẫn

Nghe “Overseas” ke chuyen dich game

Nghe “Overseas” ke chuyen dich game

Nghe “Overseas” ke chuyen dich game

Nghe “Overseas” ke chuyen dich game

Bình luận ngay

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dành cho bạn